Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

GIỚI THIỆU THƯ VIỆN TRƯỜNG



Thư viện trường Tiểu học Kim Đồng là một bộ phận quan trọng phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh trong trường nên quá trình hình thành và phát triển của Thư viện gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của trường. Ngay khi mới thành lập, Nhà trường đã trang bị cho Thư viện cơ sở vật chất ban đầu như: Phòng đọc giáo viên, phòng đọc học sinh, kho sách. Ngoài ra, Thư viện còn được trang bị một số cơ sở vật chất, trang thiết bị khác, có liên quan đến hoạt động của Thư viện như tủ mục lục, kệ chứa sách, kệ báo - tạp chí, tủ trưng bày,… Vốn tài liệu của Thư viện tương đối đa dạng với nhiều tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu, nhiều loại báo - tạp chí phù hợp với lứa tuổi học sinh và báo ngành làm tư liệu cho giáo viên tham khảo, nghiên cứu. Đến nay, Thư viện được đầu tư nhiều hơn. Năm nay trường được chuyển đến địa điểm mới. Thư viện cũng được xây dựng khang trang hơn. Diện tích kho được mở rộng, các cơ sở vật chất cần thiết cho Thư viện cũng được trang bị thêm. Vốn tài liệu hiện nay cũng được tăng lên đáng kể gồm 5100 bản sách, báo - tạp chí có 6 tên. Ngoài ra, Thư viện còn được trang bị 06 máy vi tính và 01 máy in (trong đó 01 máy vi tính và 01 máy in phục vụ cho công tác nghiệp vụ của Thư viện, 05 máy dùng cho người dùng tin truy cập thông tin).

Bên cạnh hoạt động chuyên môn, thư viện cũng thường xuyên thực hiện các chương trình ngoại khóa như giới thiệu sách, “Thư viện giao lưu cùng bạn đọc”. Có thể nói chương trình không những tạo được sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên sau những giờ học, mà còn giúp mối quan hệ giữa thư viện và bạn đọc trở nên thân thiện, sâu sắc hơn. Mặt khác, chương trình còn giúp thư viện nắm bắt được những thông tin phản hồi từ phía bạn đọc, kịp thời sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hơn các hoạt động của mình, phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của bạn đọc. 

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG



KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
Năm học 2013 - 2014

THÁNG NĂM
STT
NỘI DUNG LÀM VIỆC
08/2013
1
- Làm công tác vệ sinh thư viện.
- Kiểm tra lại tranh, hình sách báo.
- Sắp xếp và điều hoà mượn sách, báo trong hè.
- Lên kế hoạch phân phối sách.

2
Tổng kết công tác Thư viện, báo cáo tình hình hiện có, còn mất của kho sách. Cùng tổ kiểm kê của trường kiểm tra lại thư viện và lên kế hoạch hoạt động 37 tuần để chuẩn bị cho năm học mới (2013-2014).
Thực hiện cho GV mượn sách trong tháng 8, Áp dụng cho năm học mới

3
Phân phối SGK, SGV, STK cho giáo viên ôn tâp hè và ôn tập cho học sinh thi lại. Vận động HS dùng lại SGK cũ đảm bảo mỗi HS và GV có đủ bộ SGK. Chuẩn bị tài liệu phục vụ cho tuyên truyền sách nhân kỷ niệm ngày thành lập nước và quốc khánh nước CHXHCNVN (02/09)

4
- Lập kế hoạch hoạt động thư viện năm 2013-2014
+ Thành lập tổ cộng tác và kiểm tra thư viện của trường. Nộp cho BGH duyệt thời gian từ 15 đến 30/08/2013.
- Thống kê sách các khối lớp thừa thiếu như thế nào, lập hồ sơ thanh lý. Tham mưu cùng Ban giám hiệu mua sắm thêm đồng thời báo PGD để có hướng bổ sung cho năm học 2013-2014.


CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI (HKI)

09/2013
1
- Thực hiện kế hoạch phân phối sách.
- Điều hoà phân phối sách đến từng khối lớp.
- Hướng dẫn giáo viên thực hiện ghi chép kế hoạch đăng lý mượn sách.
- Lưu ý học sinh nắm bắt và hiểu biết về nội quy thư viện.
- Lên lịch tiếp bạn đọc.

2

Tổ chức tuyên truyền sách, báo nhân kỷ niệm 63 năm thành lập nước CHXHCNVN. Phát động phong trào đọc sách và quyên góp sách đọc chung toàn trường.

3

Công bố lịch làm việc TV và tổ cộng tác viên TV dưới sự điều hành của CB TV. Đề xuất cùng hiệu trưởng ký quyết định thành lập tổ cộng tác và kiểm tra thư viện định kỳ trong trường học.

4
- Thống kê việc mượn - trả sách trong tháng.
10/2013
1
- Phát động phong trào quyên tặng sách, báo cho thư viện.
- Cập nhật các loại sách báo. Giới thiệu những bài viết về khái niệm tháng 10.
2
Tham mưu cùng BGH tiếp tục bổ sung SGK, STK trong danh mục sách do Bộ GD&ĐT quy định. Bổ sung sách giáo dục đạo đức theo CV số 11154 của Bộ GD&ĐT.


3
Đôn đốc, kêu gọi, kiểm tra phong trào đọc sách của GV và HS, đảo bảo tính liên tục, đều khắp. Chuẩn bị ,lên kế hoạch và đề xuất với BGH, BCH Công đoàn Trường với chủ đề nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11


4
- Bổ sung tủ sách Đạo đức và tủ sách pháp luật trong TV trường học.
- Thống kê việc mượn - trả sách trong tháng.


11/2013
1
- Đẩy mạnh phong trào quyên sách. Chỉnh đốn các kỹ thuật.
- Phát huy tác dụng loại sách tham khảo đến giáo viên và học sinh.
- Khuyến khích học sinh tìm đọc những loại sách hay.

2
Tổ kiểm tra TV trường học tự kiểm tra, sắp xếp theo tiêu chuẩn của QĐ 01/BGD-ĐT, Tổ chức trưng bày, giới thiệu sách theo chủ điểm: Ngày nhà giáo Việt Nam.
3
Bổ sung, giới thiệu và hướng dẫn HS sử dụng các SGK, SBT, STK phục vụ ôn tập và kiểm tra học kỳ 1.
4
- Thống kê việc mượn - trả sách trong tháng.
12/2013
1
- Phát huy tác dụng về việc đọc sách, báo.
- Tạo điều kiện tốt cho giáo viên và học sinh mượn sách.
2
CB TV cùng tổ kiểm tra của trường tự kiểm tra TV chuẩn bị phục vụ cho học sinh và giáo viên trong học kỳ 2. vận động học sinh dùng lại SGK cũ để đảm bảo mỗi HS có 1 bộ sách. ( 100% HS và GV có đủ SGK)
3
- Thống kê việc mượn - trả sách trong tháng.
4
Thống kê, báo cáo kết quả hoạt động TV của Trường Trong Học kỳ 1.
* Báo cáo tình hình hoạt động của phòng Tư viện trường trong học kỳ I (bằng văn bản) cho BGH và PGD.
HỌC KỲ II
01/2014
1
- Tiếp tục tổ chức khâu tiếp bạn đọc.
- Giới thiệu học sinh tìm đọc những loại sách báo mang tính giáo dục.
2
Chào mừng năm mới, chuẩn bị sách tuyên truyền chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng Sản việt Nam.
3
- Thống kê việc mượn - trả sách trong tháng.
02/2014
1
- Thúc đẩy học sinh làm tốt khâu quyên góp sách.
- Nhắc nhở học sinh bảo quản sách, báo mượn đọc.
2
Chào mừng ngày thành lập Đảng Công Sản Việt Nam. Giới thiệu danh mục sách viết về ngày phụ nữ và Thanh Niên CS.HCM phục vụ việc tìm hiểu, nghiên cứu học sinh, giáo viên nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn TNCS.HCM 26/3.
3
- Thống kê việc mượn - trả sách trong tháng.
03/2014
1
- Xem và bổ sung sách, báo.
- Chào mừng 2 ngày lễ lớn trong tháng 3, ngày 08/3 và 26/3.
2
Chuẩn bị sách, lập danh sách và tổ chức giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sách phục vụ việc ôn tập, kiểm tra cuối năm học.
3
- Tiếp tục phục vụ bạn đọc.
4
- Thống kê việc mượn - trả sách trong tháng.
04/2014
1
- Rút ưu khuyết điểm trong công tác phục vụ bạn đọc.
- Tiến hành hoàn thành công tác thư viện.
- Nhắc nhở học sinh ghi nhớ ngày chiến thắng lịch sử 30/4 thống nhất đất nước.
2
Tổ chức trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm ngày “Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống Nhất Đất nước”.
3
- Thống kê việc mượn - trả sách trong tháng.
05/2014
1
- Thu hồi toàn bộ sách giáo viên và sách giáo khoa đã cho mượn.
- Kiểm kê kho sách cuối năm.
2
Trưng bày sách giới thiệu sách viết về Bác Hồ nhân kỷ niệm lần thứ 120 sinh nhật Bác 19/05, tiếp tục hướng dẫn học sinh sử dụng sách phục vụ ôn tập, kiểm tra cuối năm học. Riêng với học sinh khối 9 giới thiệu nhiều hơn một số STK để các em chuẩn bị thi tuyển vào lớp 10.
3
Xử lý lại kho sách chuẩn bị kế hoạch bảo quản kho sách, báo, tài liệu và các trang thiết bị của thư viện trong hè.
* Dự họp công tác Thư Viện - TB cuối năm học và trong hè.
4
Tổng kết công tác TV đã phục vụ trong năm học. Báo cáo kết quả thực hiện, hoạt động của Thư viện phục vụ trong năm học (Phòng Giáo Dục).
5
- Thống kê việc mượn - trả sách trong năm học 2013-2014
- Lên kế hoạch sửa chữa, bổ sung, hoạt động thư viện trong hè. Dự kiến bổ sung, mua sắm, sửa chữa phòng TV cho năm học tới 2014-2015
KẾT THÚC NĂM HỌC
Tổ chức việc bảo quản Thư viện trong thời gian hè
Tham dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện do Phòng Giáo Dục tổ chức (nếu có)


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN Ở TIỂU HỌC

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 GIẢI TỐT BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
Trong các môn học ở tiểu học cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì: Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, chúng rất cần thiết cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác và học tiếp Toán ở Trung học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học được hình thành chủ yếu bằng thực hành, luyện tập và thường xuyên được ôn tập, củng cố, phát triển, vận dụng trong học tập và trong đời sống.
   Như chúng ta đã biết, căn cứ vào sự phát triển tâm, sinh lí của học sinh Tiểu học mà cấu trúc nội dung môn Toán rất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. ở lớp 3, các em được học các kiến thức, kĩ năng ở thời điểm kết thúc của giai đoạn 1, chuẩn bị học tiếp giai đoạn sau, cho nên các em phải nắm được chắc tất cả các cơ sở ban đầu về giải toán nói riêng, tất cả các kĩ năng khác nói chung. Đặc biệt, ở lớp 3 sang học kì II, các em bắt đầu được làm quen với các dạng  toán hợp cơ bản, trong đó có dạng toán liên quan rút về đơn vị. Dạng toán này có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, nó đòi hỏi các em phải có kĩ năng giải toán tốt, kĩ năng ứng dụng thực tế trong hàng ngày,sau đây tôi sẽ trình bày một số phương pháp: “Giúp các em học sinh lớp 3 giải  tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
   1/Phương pháp chung để giải các bài toán:
           Mỗi bài toán các em có làm tốt được hay không đều phụ thuộc vào các phương pháp giải toán được vận dụng ở mỗi bước giải bài toán đó. Cho nên, chúng ta cần hướng dẫn học sinh nắm được các bước giải bài toán như sau:
    * Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
    * Bước 2: Tóm tắt đề toán.
  * Bước 3: Phân tích bài toán.
  * Bước 4: Viết bài giải.
  * Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
     Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:
   a/ Đọc kĩ đề toán: Học sinh đọc ít nhất 3 lần mục đích để giúp các em nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “ dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những “điều kiện” là quan hệ  giữa các dữ kiện với ẩn số.
            Cần tập cho học sinh có thói quen và từng bước có kĩ năng suy nghĩ trên các yếu tố cơ bản của bài toán, phân biệt và xác định được các dữ kiện và điều kiện cần thiết liên qua đến cái cần tìm, gạt bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi, phát hiện được các dữ kiện và điều kiện không tường minh để diễn đạt một cách rõ ràng hơn. Tránh thói quen xấu là vừa đọc xong đề đã làm ngay.
   b/ Tóm tắt đề toán: Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa cái đã cho và một số phải tìm hiện rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tắt ấy mà nhắc lại được đề toán.
            Thực tế có rất nhiều cách tóm tắt bài toán, nếu các em càng nắm được nhiều cách tóm tắt thì các em sẽ càng giải toán giỏi. Cho nên, khi dạy tôi đã truyền đạt các cách sau tới học sinh:
* Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
 Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu.
Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
* Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
* Cách 5: Tóm tắt bằng lưu đồ.
Cách 6: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven.
Cách 7: Tóm tắt băng kẻ ô.
          Tuy nhiên tôi luôn luôn hướng các em chọn cách nào cho hiểu nhất, rõ nhất,  điều đó còn phụ thuộc vào nội dung từng bài.
    c/ Phân tích bài toán: Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các câu hỏi thông thường:
-          Bài toán cho biết gì?
    - Bài toán hỏi gì?
         -  Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
         - Cái này biết chưa?
         - Còn cái này thì sao?
         - Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
          Hướng dẫn học sinh phân tích  xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
     d/ Viết bài giải: Dựa vào sơ đồ phân tích, quá trình tìm hiểu bài, các em sẽ dễ dàng viết được bài giải một cách đầy đủ, chính xác. Giáo viên chỉ việc yêu cầu học sinh trình bày đúng, đẹp, cân đối ở vở là được, chú ý câu trả lời ở các bước phải đầy đủ, không viết tắt, chữ và số phải đẹp.
      e/ Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải:
          Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời. Khi giáo viên hỏi: “ Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng túng. Vì vậy việc kiểm tra , đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán va phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần hướng dẫn các em thông qua các bước:
          - Đọc lại lời giải.
          - Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
          - Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
          - Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
            Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học sinh.  
  2/ Phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia ,nhân ( kiểu bài 1):
             Để học sinh nắm chắc phương pháp giải kiểu bài toán này, tôi đã tiến hành dạy ngay ở trên lớp theo phương pháp và hình thức sau:
     a/  Kiểm tra bài cũ: Để nhắc lại kiến thức cũ và chuẩn bị cho kiến thức mới cần truyền đạt, tôi ra đề như sau:
“Mỗi can chứa được 5 lít mật ong. Hỏi 7 can như vậy chứa được bao nhiêu lít mật ong?”
        Với bài này, học sinh dễ dàng giải được như sau:
                                         Bài giải.
                Bảy can như vậy chứa được số lít mật ong là:
                                   5 x 7 = 35 ( l)
                                                     Đáp số: 35 l mật ong.
           Sau đó, tôi yêu cầu học sinh nhận dạng toán đã học và giải thích cách làm, đồng thời cho học sinh nhắc lại quy trình của giải một bài toán.
b/ Bài mới:
Giới thiệu bài: Dựa vào bài toán kiểm tra bài cũ, giáo viên vừa củng cố, vừa giới thiệu bài ngày hôm nay các em được học.
Hướng dẫn học sinh giải bài toán 1: Có 35 l mật ong chia đểu vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong?
    - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đầu bài( 3 em).
    - Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán ( sử dụng phương pháp hỏi đáp):
         + Bài toán cho biết gì? (35 lít mật ong đổ đều vào 7 can).
         + Bài toán hỏi gì? ( 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong).
         + Giáo viên yêu cầu học sinh nêu miệng phần tóm tắt để giáo viên ghi bảng:
                                           7 can: 35 l
                                           1 can:? l .
    - Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán để tìm phương pháp giải bài toán.
    - Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào bảng con.
    - Giáo viên đưa bài giải đối chiếu.
                                                 Bài giải
Số lít mật ong có trong mỗi can là:
35 : 7 = 5 (l)
                                                          Đáp số: 5 l mật ong.
       - Giáo viên củng cố cách giải: Để tìm 1 can chứa bao nhiêu lít mật ong ta làm phép tính gì? ( phép tính chia).
       -  Giáo viên giới thiệu. Bài toán cho ta biết số lít mật ong có trong 7 can, yêu cầu chúng ta tìm số lít mật ong trong 1 can, để tìm được số lít mật ong trong 1 can, chúng ta thực hiện phép chia. Bước này gọi là rút về đơn vị, tức là tìm giá trị của một phần trong các phần.
       - Giáo viên cho học sinh nêu miệng kết quả một số bài toán đơn giản để áp dụng, củng cố như:
                                 5 bao: 300kg  hoặc 3 túi : 15 kg
                                  1 bao? kg               1 túi : ? kg
  * Hướng dẫn học sinh giải bài toán 2: Có 35 lít mật ong cia đèu vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong?
   - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ đầu bài ( 3 lần).
   - Yêu cầu học sinh nêu tóm tắt bài toán – Giáo viên ghi bảng( Phương pháp hỏi đáp).
                             7 can : 35 lít
                             2 can : ? lít.
      - Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán: ( Phương pháp hỏi đáp)
                    + Muốn tính được số lít mật ong có trong 2 can ta phải biết gì? ( 1 can chứa được bao nhiêu lít mật ong)
                    +Làm thế nào để tìm được số lít mật ong có trong 1 can? ( Lấy số lít mật ong trong 7 can chia cho 7).
                     + Yêu cầu học sinh nhẩm ngay 1 can: ? l.
                     + Yêu cầu học sinh nêu cách tính 2 can khi đã biết 1 can.
(Lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân với 2).
      - Một học sinh nêu lần lượt bài giải. Giáo viên ghi bảng.
                                           Bài giải
                         Số lít mật ong có trong mỗi can là:
                                    35 : 7 = 5 (l)
                          Số lít mật ong có trong 2 can là:
                                       5 x 2 = 10 (l)
                                                Đáp số:10l mật ong.
      - Yêu cầu học sinh nêu bước nào là bước rút về đơn vị: Bước tìm số lít mật ong trong 1 can gọi là bước rút về đơn vị.
        -  Hướng dẫn học sinh củng cố dạng toán – kiểu bài 1:
            Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước:
        +Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị ( giá trị một phần trong các phần bằng nhau) . Thực hiện phép chia.
        + Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại( giá trị của nhiều phần bằng nhau) . Thực hiện phép nhân.
        + Học sinh nhẩm thuộc, nêu lại các bước.
           -  Hướng dẫn học sinh làm bài tập áp dụng.
         - Giáo viên nêu miệng, ghi tóm tắt lên bảng, học sinh nêu kết quả và giải thích cách làm như.
3 túi : 45 kg              hoặc : 4 thùng  : 20 gói.
 12 túi : ? kg.                       5 thùng :  ? gói.
        Sau khi học sinh nắm chắc cách giải bài toán ở kiểu bài này, chúng ta cần tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập.
c/Luyện tập:
         Khi tiến hành hướng dẫn học sinh luyện tập qua từng bài, giáo viên cần thay đổi hình thức luyện tập.
   Bài 1:   - Hướng dẫn học sinh thảo luận chung cả lớp, sau đó 1 học sinh tóm tắt và giải bài toán trên bảng, cả lớp làm vào vở.
                     -  Củng cố bước rút về đơn vị.
                     - Củng cố các bước giải bài toán này.
   Bài 2: - Học sinh thảo luận và làm việc theo nhóm đôi.
                   - Yêu cầu 1 cặp học sinh trình bày bảng – Giáo viên kiểm tra các kết quả của cả lớp.
                   - Yêu cầu học sinh nêu  bước rút về đơn vị.
                   - Củng cố cách thực hiện 2 bước giải bài toán.
Bài 3: Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi ghép hình.
d/ Củng cố dặn dò:
          -  Học sinh tự nêu các bước, cách thực hiện giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị ( kiểu bài 1)
          - Giao thêm bài về nhà dạng tương tự để hôm sau kiểm tra.
          - Qua mỗi lần luyện tập xen kẽ, giáo viên đều củng cố cách làm ở kiểu bài 1 là: + Bài giải được thực hiện qua 2 bước:
             Bước 1: ( Bước rút về đơn vị) Tìm giá trị 1 đơn vị ( Giá trị 1 phần). ( phép chia).
            Bước 2: Tìm nhiều đơn vị ( từ 2 trở lên) ( phép nhân).
                    + Nhấn mạnh cốt chính của kiểu bài 1 là tìm giá trị của nhiều đơn vị ( nhiều phần).
          - Khi học sinh đã nắm chắc kiểu bài 1 thì các em dễ dàng giải được kiểu bài 2.
3/ Phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị giải bằng 2 phép tính chia: ( Kiểu bài 2)
           Khi dạy kiểu bài 2 này, tôi cũng dạy các bước tương tự. Song để học sinh dễ nhận dạng, so sánh phương pháp giải 2 kiểu bài, khi kiểm tra bài cũ, tôi đưa đề bài lập lại của kiểu bài 1: “ Có 35 lít mật ong rót đều vào 7 can . Hỏi 2 can đó có bao nhiêu lít mật ong”. Mục đích là vừa kiểm tra, củng cố phương pháp giải ở kiểu bài 1, cũng là để tôi dựa vào đó hướng các em tới phương pháp giải ở kiểu bài 2( giới thiệu bài).
        Bài toán ở kiểu bài 2 có dạng sau: Có 35 lít mật ong đựng đều  vào 7 can. Nếu có 10 lít mật ong thì đựng đều vào mấy can như thế?
         - Cách tổ chức, hướng dẫn học sinh cũng như ở kiểu bài 1.
         - Khi củng cố, học sinh nêu được ở bước 1 là bước rút về đơn vị và các bước thực hiện bài giải chung của kiểu bài 2 này.
             + Bước 1:: Tìm giá trị 1 đơn vị ( giá trị 1 phần). ( đây là bước rút về đơn vị) . ( phép chia).
            + Bước 2: Tìm số phần (số đơn vị) ( phép chia).
            Sau mỗi bài tập, chúng ta lại củng cố lại một lần, các em sẽ nắm chắc phương pháp hơn. Đặc biệt khi học xong kiểu bài 2 này, các em dễ nhầm với cách giải ở kiểu bài 1. Cho nên, chúng ta phải hướng dẫn học sinh cách kiểm tra, đánh giá kết quả bài giải ( thử lại theo yêu cầu của bài).
Ví dụ: Các em đặt kết quả tìm được vào phần tóm tắt của bài các em sẽ thấy được cái vô lí khi thực hiện sai phép tính của bài giải như:
                   35 l : 7 can.                             35 l : 7 can
                   10 l : 2 can ( đúng)                  10 l : 50can ( vô lí).
         Từ đó các em nắm chắc phương pháp giải kiểu bài 2 tốt hơn, có kĩ năng , kĩ xảo tốt khi giải toán.
     *  Tóm lại:  Trên đây là một số phương pháp hướng dẫn các em học sinh lớp 3 giải tốt dạng toán: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị, tôi tin rằng nếu chúng ta làm được thì các em nắm được phương pháp giải dạng toán này rất tốt và chắc chắn, tránh được những sai sót có thể xảy ra. Các em sẽ có được tinh thần phấn khởi, tự tin khi giải toán. Kết quả học tập sẽ cao
                                                                                                                  Theo Ngoquyen.gov.vn

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TOÁN (PHẦN TOÁN GIẢI) Ở TIỂU HỌC
Như chúng ta đã biết giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên.
Môn toán là một môn học chiếm một vị trí rất quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình các môn học bậc tiểu học .Các kiến thức kĩ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống, chúng rất cần cho người lao động, rất cần thiết để học các môn học khác ở tiểu học và các lớp trên. Môn toán giúp học sinh nhận biết các mối quan hệ về số lượng và hính dạng không gian của thế giới hiện thực .Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề .Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, nó đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: cần cù, cẩn thận , có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của môn toán, qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu nhiều năm ở tiểu học, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán đặc biệt nội dung giải toán có văn bản thân tôi đã đúc rút và tổng kết đ­­ược một số bài học kinh nghiệm sau đây . Mời các bạn cùng tham khảo. Thứ nhất: Những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chư­ơng trình và SGK. Những tiết học toán trong SGK là những tiết học rất quan trọng, nhằm cung cấp cho các em học sinh những yêu cầu cơ bản nhất mà chương trình đặt ra.Bằng hình ảnh trực quan sinh động và phư­­ơng pháp sư phạm của giáo viên, các em dần dần nắm chắc kiến thức, rèn luyện các kĩ năng,.... Việc nắm chắc kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức ban đầu của học sinh. Giáo viên cần xuất phát từ những vấn đề rất cụ thể, chi tiết; học sinh phải nắm đ­­ược bản chất của vấn đề, các em phải có nền kiến thức đại trà vững chắc rồi mới đến ngọn là giải quyết các bài toán ở mức độ cao hơn. Để làm đ­ược điều đó giáo viên cần: - Tổ chức tốt các hoạt động học tập trong các tiết học để học sinh giải quyết tốt các bài tập trong sách giáo khoa. Học sinh phải hiểu sâu sắc vấn đề, nắm chắc kiến thức và vận dụng tốt vào thực hành.
- Thời lư­ợng dành cho thực hành, luyện tập trong mỗi tiết học chiếm từ 60%-70%, nên ta cần tận dụng đặc điểm này để tăng c­ường thực hành, giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng toán học, giải quyết về cơ bản các nhiệm vụ thực hành ngay trong các tiết toán tại lớp.
- Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc, thuộc lòng các quy tắc, các công thức tính mà SGK đã cung cấp. Có kĩ năng vận dụng công thức , quy tắc vào giải quyết các bài toán trong SGK phần thực hành.
- Giáo viên nên chuyển nội dung từng tiết dạy học toán thành các phiếu học tập hay phiếu thực hành (nếu có điều kiện) để phát huy tính chủ động và sáng tạo của HS, nêu cao hiệu quả và tăng năng suất học tập. Trong quá trình biên soạn các phiếu học tập, GVnên tích hợp nhiều nội dung giáo dục gắn với thực tế và gần gũi thu hút đ­ược hứng thú của HS, có thể sử dụng một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh để minh hoạ cho các bài tập thêm sinh động, có thể thiết kế các bài tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm, các trò chơi hay câu đố vui toán học mà không làm biến dạng nội dung cơ bản của môn toán, góp phần tăng thêm gia vị cho môn toán để các em tiếp thu bài tốt hơn.
- Khi HS đã hoàn thành tốt các bài tập trong SGK , GV cần dần từng b­ước hình thành ở các em cách suy luận sáng tạo, biết giải các bài toán đó theo các cách khác nhau. Thứ hai: Những kinh nghiệm trong việc sử dụng ph­ương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Để chuyển tải đư­ợc những kiến thức khoa học tới cho học sinh, GV phải sử dụng các ph­ương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Việc nắm bắt kiến thức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và phư­ơng pháp giảng dạy của giáo viên.
Trong xu thế dạy học hiện nay, GV không còn là ngư­ời truyền thụ tri thức theo một chiều , học sinh thụ động tiếp thu và làm theo. Ng­ười GV cần căn cứ vào vốn sống, khả năng hiểu biết của HS để thiết kế các hoạt động nhằm giúp HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề d­ưới sự trợ giúp của các bạn trong nhóm, trong lớp hay của GV. GV trở thành ng­ười thiết kế ngư­ời tổ chức h­ướng dẫn các hoạt động,.. còn HS là ngư­ời thi công, ng­ười trực tiếp hoạt động để tìm tòi kiến thức.
Trong giảng dạy GV cần biết lựa chọn các PPDH sao cho phù hợp với đối t­ượng học sinh của lớp mình . Xuất phát từ các ví dụ hay các bài toán mẫu trong SGK GV cần tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm ra cách giải quyết vấn đề mà bài toán đ­ưa ra.
Trên cơ sở đó GV giúp các em biết tổng hợp để rút ra những nhận xét, những quy tắc hay những kết luận cần thiết. Khi giảng dạy các kiến thức mới, dạng toán mới GV cần chú ý các bư­ớc sau đây:
*Ph­ương pháp chung: Tự phát hiện - Tự giải quyết - Tự chiếm lĩnh
* Các b­ước cụ thể:
B­ước 1: Làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của HS (Làm xuất hiện vấn đề và tạo cho học sinh có nhu cầu tìm hiểu vấn đề đó)
B­ước 2: Tổ chức các hoạt động học tập (theo cá nhân, theo nhóm hay cả lớp)
Bư­ớc 3: Hư­ớng dẫn học sinh trình bày ý kiến tr­ước nhóm, tr­ước lớp.
Bư­ớc 4: Hư­ớng dẫn học sinh nhận xét , đánh giá ,bổ sung.
B­ước 5: Giáo viên hệ thống, kết luận vấn đề, hư­ớng dẫn học sinh trình bày (GV chốt lại các vấn đề quan trọng)
B­ước 6: Tổ chức cho học sinh luyện tập, thực hành, rèn các kĩ năng.
* Lư­u ý: Để triển khai các b­ước trên một cách có hiệu quả cần có sự trợ giúp của các phư­ơng tiện và đồ dùng dạy học, do đó trong quá trình tổ chức các họat động học tập của HS giáo viên cần sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho phù hợp và mang tính hiệu quả cao. PPDH ở tiểu học phải phát huy đ­ược tính tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, phù hợp với đặc tr­ưng môn học, đặc điểm đối t­ượng học sinh và điều kiện của lớp học . GV cần chủ động lựa chọn, vận dụng phối kết hợp các ph­ương pháp dạy học để phát huy hiệu quả cao nhất.
Thứ ba: Những bước tiếp theo sau khi học sinh đã biết cách giải một dạng toán. Mỗi bài Toán là sự kết hợp đa dạng của các khái niệm, các mối quan hệ toán học, đòi hỏi học sinh phải biết xác lập đ­ược các mối quan hệ giữa các dữ liệu của bài toán: Biết so sánh, phân tích, tổng hợp. Trên cơ sở đó, lựa chọn đ­ược cách giải quyết tốt nhất. Như­ chúng ta đã biết, đ­ường lối chung để hư­ớng dẫn học sinh giải một bài toán ở Tiểu học, thư­ờng gồm các bư­ớc như­: Nghiên cứu tìm hiểu bài toán, thiết lập quan hệ giữa các dữ liệu để tóm tắt bài toán, lập kế hoạch giải bài toán, trình bày bài giải và kiểm tra kết quả.Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, nếu giáo viên chỉ dừng lại ở các b­ước trên thì coi nh­ư mới hoàn thành xong việc tổ chức hư­ớng dẫn cho học sinh giải một bài toán. Điều quan trọng là sau khi học sinh giải xong bài toán đó, giáo viên cần làm gì, cần khai thác những gì từ bài toán để một mặt củng cố được cách giải, một mặt phải phát huy hết khả năng tư­ duy, sự sáng tạo của học sinh khi học toán. Tôi xin đ­ưa ra một số kinh nghiệm sau đây:
- Nâng cao mức độ khó dễ của bài toán: Trên cơ sở học sinh đã nắm chắc, hay đã củng cố tốt đ­ược cách giải khái quát của bài toán, giáo viên cần nâng dần mức độ của bài toán đó nhằm kiểm tra khả năng vận dụng của các em vào các tình huống khác nhau nhằm rèn kỹ năng, kỹ xảo giải toán, gây hứng thú học tập và phát huy khả năng của từng em.
- Tìm nhiều cách giải khác nhau cho bài toán: Biện pháp này nhằm giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết bài toán theo các hư­ớng khác nhau.Trong chư­ơng trình tiểu học học sinh đã đ­ược trang bị một khối l­ượng khá lớn về các công cụ giải toán .
Trong mỗi bài toán có thể chứa đựng rất nhiều các cách giải khác nhau, nên thông qua mỗi bài toán đó GV có thể củng cố cho học sinh rất nhiều các ph­ương pháp giải toán đã học. Đối với HS tiểu học các em đã đ­ược làm quen với nhiều dạng toán cơ bản .
Từ việc vẽ sơ đồ cụ thể các em dễ dàng tìm ra đ­ược lời giải bài toán . Tuy nhiên không phải lúc nào cũng vẽ đ­ược sơ đồ của bài toán , do vậy việc biến đổi các bài toán để đưa về các dạng quen thuộc cũng là một ph­ương pháp rất đặc trư­ng trong dạy toán tiểu học.
- Tìm h­ướng giải quyết bài toán có nhiều khả năng xảy ra Biện pháp này bên cạnh giúp HS củng cố kĩ năng giải toán, phát triển tư­ duy, ở mức độ cao hơn còn đòi hỏi các em phải biết tìm tòi giải quyết tất cả các khả năng có thể xảy ra để tìm hết các đáp số của bài toán, biết loại trừ các khả năng không phù hợp.
- Giải quyết bài toán ng­ược với các bài toán đã giải: Khi giải xong một bài toán, nếu giáo viên đặt ra các bài toán ng­ược và yêu cầu học sinh tìm cách giải, sẽ có tác dụng rất tốt trong việc phát huy khả năng sáng tạo của các em trong việc vận dụng cách giải của bài toán vừa làm làm cơ sở để giải các bài toán ngư­ợc.
- Tổ chức cho học sinh lập đề toán theo sơ đồ tóm tắt cho sẵn rồi giải: Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp học sinh căn cứ vào sơ đồ tóm tắt cho sẵn để nhận diện dạng toán cơ bản, để từ đó có thể tự lập một đề toán tư­ơng ứng với sơ đồ tóm tắt đó rồi tự trình bày bài giải. Với hoạt động này sẽ nhằm phát huy vốn sống, vốn hiểu biết và khả năng diễn đạt ngôn ngữ khi học toán của các em. Giúp các em biết lựa chọn và đ­ưa các vấn đề trong cuộc sống vào làm nền cho đề toán của mình.
- Tổ chức cho học sinh tìm dữ kiện còn thiếu hay các dữ kiện thừa trong các bài toán. Việc làm này không những củng cố , khắc sâu cách giải các dạng toán mà còn có tác dụng rất tốt trong việc phát triển t­ư duy cho học sinh. B­ước đầu hình thành ở các em cách t­ư duy của một nhà phát minh , nhà khoa học trong t­ương lai.
Thứ tư: Những kinh nghiệm trong việc mở rộng phát triển và nâng cao kiến thức . Việc mở rộng và nâng cao kiến thức phải trên cơ sở học sinh đã nắm chắc các kiến thức cơ bản.Biết sử dụng các kiến thức cơ bản một cách linh hoạt , sáng tạo.Biết kích thích, gợi mở để các em có nhu cầu vận dụng kiến thức đó.Có nh­ư vậy việc nâng cao kiến thức mới thực sự phát huy được hiệu quả cao.
- Tr­­ước khi dạy mỗi dạng bài ,giáo viên cần cho học sinh ôn tập và hệ thống lại các kiến thức cơ bản có liên quan để việc tiếp thu bài của học sinh đạt đ­ược hiệu quả cao.Phải giúp học sinh hiểu sâu và biết cách sử dụng thành thạo các kiến thức đó.
- Khi phát triển , mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh , giáo viên cần xuất phát từ các bài toán đơn giản , dễ hiểu.Qua mỗi bài, hay hệ thống bài ,giáo viên cần cho học sinh khái quát chung được cách giải. Giúp các em hiểu sâu , nhớ lâu và hình thành kĩ năng giải các bài toán đó.
- Cần khai thác triệt để các dạng toán quen thuộc ẩn chứa trong mỗi bài toán, giúp học sinh có kĩ năng biến đổi hay kĩ năng suy luận để đ­­ưa bài toán về dạng quen thuộc.Phát huy tối đa khả năng tìm tòi , sáng tạo của các em trư­­ớc mỗi bài toán. Hạn chế tối đa việc sử dụng phư­­ơng pháp đại số khô cứng.
- Khi học sinh đã nắm chắc cách giải thông thư­­ờng,giáo viên nên khuyến khích học sinh tìm nhiều cách giải khác, nhằm phát huy khả năng của các em,gây hứng thú học tập , học sinh học giỏi không mất thời gian chờ đợi những học sinh học kém hơn .
- GV cần thiết kế đư­ợc các bài tập phù hợp cho các đối t­ượng học sinh trong lớp, sao cho nội dung dạy học vừa sức , không bị quá tải song vẫn phát huy đ­ược khả năng sáng tạo và năng khiếu của học sinh.
Thứ năm: Những kinh nghiệm trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh Đánh giá học sinh là một khâu rất quan trọng nhằm: Nắm đư­ợc năng lực tiếp thu bài của học sinh trong lớp để đặt ra yêu cầu học tập đối với từng học sinh : yêu cầu cao hơn đối với học sinh giỏi, yêu cầu ở mức độ cơ bản đối với học sinh trung bình và yếu. Thu thập thông tin phản hồi về cách dạy của GV để điều chỉnh sao cho phù hợp, bổ khuyết những điểm yếu của học sinh.Có nhiều phư­ơng pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh , ph­ương pháp đánh giá nào cũng có ư­u điểm và như­ợc điểm, không có phương pháp nào là hoàn hảo mọi mặt, do đó không nên cực đoan đề cao hoặc bác bỏ một ph­ương pháp nào mà phải nghiên cứu chúng thấu đáo để sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Trong quá trình dạy học GV cần sử dụng nhiều phư­ơng pháp đánh giá một cách đa dạng như­:
- Sử dụng bài kiểm tra tự luận.Dạng bài kiểm tra này có rất nhiều ư­u điểm nên đ­ược sử dụng phổ biến. Để đ­ược điểm cao học sinh phải giải đư­ợc bài toán , đồng thời phải biết trình bày bài giải , nghĩa là các em phải thể hiện nhiều kĩ năng . Tuy nhiên dạng bài này cũng có những như­ợc điểm nhất định việc đánh giá phụ thuộc phần nào vào ý nghĩ chủ quan của GV, tốn nhiều thời gian cho việc chấm bài của GV, phạm vi kiến thức đ­ược kiểm tra không đ­ược nhiều.
- Sử dụng bài kiểm tra trắc nghiệm: Khác với các bài tập tự luận , khi trình bày bài giải đòi hỏi học sinh phải có sự lập luận chặt chẽ , câu trả lời và phép tính phải hợp lý, trình bày một cách lô gíc .Các bài tập trắc nghiệm chỉ đòi hỏi học sinh vận dụng các kiến thức đã học một cách sáng tạo và nhanh nhạy để tìm ra đáp số đúng ,đáp số sai hay bài giải đúng , bài giải sai .Giúp cho giáo viên trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra đ­­ược nhiều kiến thức của học sinh. Chính vì vậy loại bài tập này rất thu hút sự nhiệt liệt h­­ưởng ứng của học sinh , nó là một hình thức thay đổi không khí giờ học toán và góp phần rất tốt trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh .
- GV cần sử dụng nhiều công cụ đánh giá khác nhau để có thể đánh giá đúng HS một cách khách quan:Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết (Gồm kiểm tra ngắn, kiểm tra một tiết). Trong các bài kiểm tra viết cần kết hợp cả bài tập trắc nghiệm và bài tập tự luận, các bài tập cần sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó và có đủ loại bài đại diện cho các kiến thức kĩ năng cơ bản nhất.
- GV cần vận dụng cách đánh giá theo nhiều chiều: GV đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau và nêu cao ý thức tự đánh giá ở mỗi học sinh. Với những kinh nghiệm trên, sau nhiều năm vận dụng, tôi nhận thấy chất lượng dạy học môn toán (phần giải toán có văn) đã đạt được những thành tích đáng kể .
Học sinh nắm chắc kiến thức hơn, có hào hứng trong học tập, biết vận dụng các kiến thức một cách sáng tạo vào giải quyết các bài toán thực tế, tạo cho các em một sức bật mới trong nhận thức và hành động. 
                                                                                                             toantieuhoc.com sưu tầm 


MỘT SỐ CÁCH TÍNH NHẨM

1. Bình phương số có tận cùng là 5 (tiện với số có 2 chữ số )
-Xét tích của:5x5=25 viết 25 vào tậncùng của tích.
-Nhân chữ số hàng chục với số liền sau của chữ số ấy rồi viết tích đó vào trước 25.Ta được tích đúng.
Ví dụ 1:   45 x 45 =?    2025                  Ví dụ 2:  65 x 65 = ?   4225
           5x5=25                                               5x5 =25
           4x5=20                                               6x7 =42
2. Bình phương nhẩm một số có hai chữ số tùy ý
 Xét tích của số tròn chục gần nhất với số mà số tròn chụclấy xuống bao nhiêu thì số đó cộng vào bấy nhiêu,số tròn chục mà lấy lên bao nhiêu thì số đó trừ đi bấy nhiêu rồi cộngvơí tíchlà bình phương của số đơn vị mà số tròn chục lấy lên hay xuống.Thì được tích đúng.
 Ví dụ 1 :                  24 x 24 = ? 576                         
              Xét:      24 - 4 = 20  và  24 + 4 =28   
              Nhẩm: 28 x 20 =560
                        4 x 4  =  16                  
Vậy 24 x 24 = 560 + 16 = 576.
 Ví dụ 2:              26 x 26 = ?  676
                     Xét: 26 + 4 = 30   và  26 - 4 = 22
                     Nhẩm: 22 x 30 = 660
                                 4 x 4 = 16 
Vậy  26 x 26 = 660 + 16 = 676.
3. Nhân nhẩm hai số có chữ số hàng chục giống nhau, chữ số hàng đơn vị có tổng bằng 10
Xét tích hai chữ số hàng đơn vị viết vào tận cùng của tích rồi nhân chữ số hàng chục với số liền sau của chữ số ấy được tích viết vào trước tích của hai chữ số hàng đơn vị.Ta được tích đúng.
  Ví dụ:
  a)     67 x 63 = ?  4221                     b)     94 x 96 = ?      9024
   Nhẩm:  3 x 7 =      21                   Nhẩm:   4 x 6 =      24  
             6 x 7 = 42                                    9 x 10 = 90
  Vậy 67 x 63 = 4221                        Vậy 94 x 96 = 9024
4. Nhân nhẩm số có hai chữ số với số có hai chữ số đối xứng nhau qua một số tròn chục
Xét bình phương cua số tròn chục gần nhất giữa hai số rồi trừ đi bình phương số đơn vị của thừa số bị giảm đi hay tăng lên đến số tròn chục.Ta được tích đúng.
 Ví dụ:
  a)  52 x 48 = ?     2496                   b)  68 x v52 = ?     3536
 Nhẩm: 50 x50 = 2500                       Nhẩm: 60 x 60 = 3600
           2 x  2  =  4                                       8 x 8 = 64
 Vậy 52x48= 2500- 4 = 2496.              Vậy 68 x 52 = 3600-64 = 3536.
 c)     46 x 54 = ?   2484                  đ)   71 x 89 = ? 6319
 Nhẩm:  50 x50 = 2500                      Nhẩm: 80 x 80 = 6400
               4 x4 = 16                                      9 x 9 = 81
 Vậy 46x54= 2500-16= 2484.                Vậy 71 x 89 = 6400-81= 6319.

 Sưu tầm